Khoa Đào tạo sau đại học – Đào tạo quốc tế là bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho trong công tác đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế và các chương trình chất lượng cao; Thực hiện công tác tổ chức đào tạo, cải tiến và phát triển chương trình đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế và chương trình đào tạo chất lượng cao; Tìm kiếm đối tác các chương trình sau đại học, chương trình quốc tế; phát triển và mở rộng đối tác hợp tác quốc tế theo định hướng phát triển chiến lược của Trường; Tổ chức triển khai đào tạo và quản lý các chương trình đào tạo sau đại học, chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài hoặc các chương trình nhập khẩu của nước ngoài. Liên lạc và đồng thời chủ trì các hoạt động hợp tác với các công ty, viện, trường trên thế giới trong công tác giao lưu học thuật, trao đổi, tham quan học tập, thực tập nước ngoài cho sinh viên của trường; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
a. Công tác Đào tạo sau đại học
– Tham mưu đề xuất phương hướng, kế hoạch phát triển, quy mô đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng sau đại học, …) cho các chuyên ngành đào tạo;
– Chủ trì tham mưu xây dựng chương trình đào tạo sau đại học;
– Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh và bồi dưỡng sau đại học; phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tuyển chọn đào tạo sau đại học trong nước, nước ngoài;
– Xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu; tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp sau đại học của trường;
– Phối hợp với các khoa, phòng, ban chức năng, tổ chức và quản lý các chương trình phối hợp đào tạo sau đại học với nước ngoài, các đề án, dự án đào tạo sau đại học sử dụng ngân sách nhà nước, thông tin về sau đại học trong và ngoài nước;
– Chủ trì việc soạn thảo quy chế, quy định học vụ, quy trình liên quan đến đào tạo sau đại học và trình Hội đồng Khoa học và đào tạo xem xét và góp ý. Trên cơ sở góp ý của Hội đồng, Khoa Đào tạo sau đại học – Đào tạo quốc tế trình Hiệu trưởng ra quyêt định ban hành quy chế, quy định học vụ, qui trình liên quan đến đào tạo sau đại học và kịp thời đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung;
– Phối hợp với các bộ phận chức năng khác của Trường theo dõi và giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định, quy trình này;
– Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về học vụ sau đại học. Chịu trách nhiệm thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm cho bậc sau đại học;
– Thực hiện công việc quản lý, bồi dưỡng học viên cao học: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học; lập danh sách lớp; lập lịch thi học kỳ; quản lý điểm thi, hồ sơ học tập của học viên; phối hợp với khoa quản lý ngành xét tư cách học viên được nhận đề tài, được bảo vệ luận văn thạc sĩ; trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài, phân công phản biện, thành lập Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; lập hồ sơ Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; cấp bảng điểm tích lũy học kỳ, bảng điểm toàn khóa, chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định tốt nghiệp cao học; lập hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng thạc sĩ do trường đào tạo; trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định những trường hợp bảo lưu kết quả tuyển sinh, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển khóa đào tạo, ngừng học, tiếp tục học, gia hạn thời gian học tập, cho thôi học; tham mưu Hiệu trưởng xem xét quyết định những vấn đề học vụ cao học quá thời hạn đào tạo;
– Thực hiện các công việc học vụ nghiên cứu sinh: tổ chức đăng ký nhập học, đăng ký môn học, đăng ký bộ môn đào tạo; trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận cán bộ hướng dẫn và đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, quyết định về chuyên đề tiến sĩ; cấp bảng điểm môn học; chứng nhận hoàn thành môn học; trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ, đánh giá luận án tiến sĩ cấp khoa và cấp trường; thực hiện các thủ tục liên quan đến phản biện độc lập, tổ chức hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường; trình Hiệu trưởng xem xét quyết định việc chuyển cơ sở đào tạo, điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ, bổ sung hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn, gia hạn học tập, bảo vệ luận án tiến sĩ sau khi hết thời hạn đào tạo, trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương;
– Tổ chức và quản lý các lớp chuyển đổi, bổ túc kiến thức và ôn tập phục vụ tuyển sinh sau đại học;
– Phối hợp với các đơn vị đề xuất điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của học viên sau đại học và nghiên cứu sinh;
– Cung cấp các thông tin liên quan đến đào tạo sau đại học cho Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học;
– Đề xuất với Hiệu trưởng chính sách sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo sau đại học;
– Quản lý hồ sơ gốc và danh sách học viên các hệ đào tạo sau đại học;
– Đảm bảo thông tin về đào tạo và bồi dưỡng sau đại học của Trường và của đối tác.
b. Công tác Đào tạo quốc tế
– Tổ chức đào tạo các chương trình chất lượng cao;
– Quản lý các dự án liên kết đào tạo với nước ngoài đã được phê duyệt và đưa vào hoạt động;
– Nhập khẩu các chương trình đào tạo của nước ngoài, xây dựng các chương trình đào tạo từ các khóa ngắn hạn, tiếng Anh, dự bị, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;
– Tổ chức đào tạo các chương trình liên kết do phía nước ngoài cấp bằng;
– Tổ chức các chương trình liên kết đào tạo bán du học (mô hình 2+2, 3+1,…);
– Tổ chức dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học tại các trường ở nước ngoài;
– Tổ chức dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế đến học tập tại Học viện trong các dự án trao đổi sinh viên;
– Khai thác có hiệu quả và phát triển các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học và các tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu du học tại chỗ của người Việt Nam;
– Tham gia xây dựng các chương trình đào tạo của trường theo chuẩn quốc tế ở 3 bậc học Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời thu hút các sinh viên nước ngoài đến học tại Việt Nam;
– Phát triển có chọn lọc các chương trình, dự án chất lượng cao nhằm góp phần hình thành các chuyên ngành đào tạo mới, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường;
– Quan hệ chặt chẽ với các đơn vị thuộc trường trong việc tổ chức các hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế;
– Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ khoa học cho các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt liên quan đến các đối tác nước ngoài;
– Chuyển giao các công nghệ đào tạo đã nhập khẩu cho các khoa chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chung của trường.